Ký Hiệu Trên Giày Bảo Hộ Lao Động
Khi mua giày bảo hộ lao động, có một số lưu ý để người sử dụng chọn mua sản phẩm giày bảo hộ lao động phù hợp. Mặc dù kiểu dáng và màu sắc là những yêu cầu quan trọng, tuy nhiên phụ thuộc vào những yêu cầu riêng biệt, giày bảo hộ sẽ được trang bị thêm những tính năng phù hợp
Ký Hiệu Trên Giày Bảo Hộ Lao Động vi
21/12/2016
Khi mua giày bảo hộ lao động, có một số lưu ý để người sử dụng chọn mua sản phẩm giày bảo hộ lao động phù hợp. Mặc dù kiểu dáng và màu sắc là những yêu cầu quan trọng, tuy nhiên phụ thuộc vào những yêu cầu riêng biệt, giày bảo hộ sẽ được trang bị thêm những tính năng phù hợp. Khi tìm kiếm thông tin về giày bảo hộ lao động, người sử dụng đã từng thấy những ký hiệu viết tắt nào đó, nhưng vẫn chưa hiểu mục đích cũng như ý nghĩa của các ký hiệu. Thông qua đây, chúng tôi sẽ giải thích và làm rõ ý nghĩa của các ký hiệu liên quan đến giày bảo hộ lao động
Để dễ theo dõi, chúng tôi sẽ giải mã và thảo luận theo thứ tự các đề mục:
- Quy định thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) tại khối cộng đồng Châu Âu và những vấn đề cần biết
- EN ISO 20345 là gì?
- Những ký hiệu an toàn cơ bản và ý nghĩa
- Những ký hiệu đế giày chống trơn trượt và ý nghĩa
- Những tính năng an toàn khác
Quy định thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) tại khối cộng đồng Châu Âu và những vấn đề cần biết:
Quy định thiết bị bảo hộ lao động cá nhân (PPE) 2016/425 được thay thế cho chỉ thị 89/686/EEC và phác họa những tiêu chuẩn liên quan đến PPE được sử dụng trong khối cộng đồng Châu Âu, như giày bảo hộ. Điều quan trọng là thiết bị bảo hộ lao động cá nhân (PPE) phải tuân thủ tiêu chuẩn được đưa ra, qua đó có thể bảo vệ người sử dụng tốt nhất có thể khi đối mặt với những mối nguy tiềm ẩn
EN ISO 20345 là gì?
EN ISO 20345 là tiêu chuẩn được áp dụng cho toàn bộ khối cộng đồng Châu Âu, được ban hành bởi tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO), tiêu chuẩn này phác họa những yêu cầu tối thiểu và yêu cầu đặc thù tùy chọn đối với giày bảo hộ lao động. Bao gồm tính năng chống trơn trượt và những tính năng bảo vệ chống lại những mối nguy tiêm ẩn liên quan đến nhiệt và yếu tố cơ học.
Hiện tại, có 02 tiêu chuẩn bổ sung: EN ISO 20345:2011 và EN ISO 20345:2012. Mỗi tiêu chuẩn sẽ bao gồm những cấp độ bảo vệ khác nhau, và sẽ được làm rõ hơn sau đây
Những ký hiệu an toàn cơ bản và ý nghĩa:
02 tiêu chuẩn EN ISO đại diện cho những cấp độ bảo vệ khác nhau. Người sử dụng có thể đã từng thấy những thuật ngữ giống như chứng nhận S2” hoặc “chứng nhận OB”. Điều này chỉ đơn thuần đề cập đến mức độ mối nguy mà giày bảo hộ lao động có khả năng bảo vệ.
Vì vậy, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể hơn
EN ISO 20345:2011
SB (Yêu cầu an toàn cơ bản)
Như cái tên thể hiện, đây chính là tiêu chuẩn an toàn cơ bản đối với giày bảo hộ lao động. Giày bảo hộ lao động được phân loại SB được trang bị đế giày chống trơn trượt và mũi giày lót thép có khả năng bảo vệ chống lại lực va đập lên đến 200 Joule. Giày bảo hộ có thể được trang bị thêm những tính năng an toàn bổ sung khi có thể hiện những ký hiệu khác
S1 – Ngoài khả năng bảo vệ mũi chân và đế giày chống trơn trượt, S1 còn có thêm tính năng chống tĩnh điện, chống dầu và khả năng hấp thụ lực tại vị trí gót chân. Những tính năng an toàn khác có thể được cộng thêm.
S2 – Bao gồm tất cả các tính năng của S1, nhưng được thiết kế chống thấm nước phía bên ngoài nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của nước và cung cấp khả năng hấp thụ phần mặt trên của giày.
S3 – Bao gồm tất cả các tính năng của S2, nhưng phần đề giày được thiết kế chống đâm xuyên. Ví dụ, phần đế giày được trang bị lớp lót bằng thép nhằm ngăn chặn những vật nhọn có thể đâm xuyên qua đế giày.
S4 – Bao gồm tất cả các tính năng của S1, Nhưng phần thân giày được làm bằng cao su hoặc được đúc hoàn toàn bằng polymer. Điều này có nghĩa ủng bảo hộ có khả năng chống thấm nước và rò rỉ.
S5 – Bao gồm tất cả các tính năng của S4, nhưng phần đế ủng được thiết kế chống đâm xuyên nhằm ngăn chặn những vật nhọn có thể đâm xuyên qua đế ủng
EN ISO 20345:2012
OB - Có nghĩa giày bảo hộ được trang bị đế chống trơn trượt (với 01 trong 03 cấp độ chúng ta sẽ thảo luận sau đây).
O1 – Giống như OB, giày bảo hộ được trang bị tính năng chống trơn trượt. Phần gót chân thiết kế bao kín và cung cấp khả năng chống tĩnh điện, khả năng hấp thụ lực phần gót chân nhằm hỗ trợ quá trình di chuyển nhẹ nhàng hơn.
O2 – Bao gồm tất cả các tính năng của O1, nhưng phần thân giày tính năng chống thấm nước với thời gian tối thiểu 60 phút.
O4 – Bao gồm tất cả các tính năng của O2, nhưng phần đế giày được thiết kế tăng sự thoải mái. Cũng có thể là giày cao su hoặc giày nhựa
Những ký hiệu đế giày chống trơn trượt và ý nghĩa:
Giày bảo hộ lao động chống trơn trượt phù hợp với nhiều khu vực làm việc. Được trang bị những rãnh gai sau hơn so với những giày bảo hộ tiêu chuẩn và vì vậy có thể bám trên mặt sàn chắc chắn hơn và chống trơn, trượt và té ngã. Tính năng chống trơn trượt được phân loại dựa trên những ký hiệu sau đây, qua đó cho biết giày bảo hộ được thử nghiệm trên bề mặt nào và khả năng chống trơn trượt ra sao.
SRA – Được thử nghiệm trên nền gạch làm ướt với dung dịch xà phòng pha loãng
SRB – Được thử nghiệm trên nền bề mặt thép với glycerol
SRC – Được thử nghiệm trên cả 2 điều kiện SRA và SRB
Những ký hiệu tính năng cộng thêm:
SB là cấp độ an toàn cơ bản yêu cầu, tuy nhiên đối với giày bảo hộ lao động thông thường sẽ có thêm những tính năng an toàn cộng thêm
Tính năng chống tĩnh điện (A) – Bảo vệ chống lại điện tích tĩnh, như sốc tĩnh điện đơn giản, nhưng không cung cấp khả năng bảo vệ toàn phần khi tiếp xúc với công việc sản xuất điện tử hoặc vật liệu dễ cháy nổ.
Đế giày có tính năng bảo vệ chống đâm xuyên (P) – Bảo vệ chân chống lại những vật sắc nhọn có thể đâm xuyên đế. Giày bảo hộ lao động đáp ứng tiêu chuẩn này có thể chịu được lực đâm xuyên đến 1100N. Cấp bộ bảo vệ SB-P, S1-P, S3 và S5 đều được trang bị tính năng này.
Tính năng hấp thu lực (E) – Hấp thụ lực và sức ép tại phần gót chân nhằm hỗ trợ giảm đau
Thân giày có tính năng kháng chịu nước (WRU) – Phần thân được thiết kế có khả năng kháng chịu nước. Không áp dụng với giày/ủng cao su hoặc polymeric.
Tính năng kháng chịu nhiệt (HRO) – Đế giày có khả năng kháng chịu nhiệt độ 300℃ trong thời gian lên đến 60 giây .
Tính năng bảo vệ chống lạnh (CI) – Cung cấp khả năng chống lạnh trong vòng 30 phút tại nhiệt độ -20℃.
Tính năng bảo vệ chống nóng (HI) – Cung cấp khả năng chống nóng trong vòng 30 phút tại nhiệt độ 150℃.
Tính năng xả tĩnh điện (ESD) – Giày bảo hộ trang bị tính năng ESD được thiết kế sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất điện tử và vật liệu dễ cháy nổ. Sản phẩm phải đáp ứng tiêu chuẩn ESD CEI EN 61340-5-1.
Tóm lại, khi chọn mua giày bảo hộ lao động, phải đảm bảo sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn EN ISO 20345 cơ bản. Nhưng nhu cầu sử dụng muốn tăng thêm tính an toàn khi làm việc, những tính năng tùy chọn bổ sung có thể cân nhắc và xem xét
Công ty TNHH TM & DV Xuyên Đông Dương
131 Tân Cảng, P. 25, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3512 7509
Email: info@panindochina.com.vn
Website: www.panindochina.com.vn
THỂ LOẠI
BÀI VIẾT MỚI
-
Bảo Vệ Bản Thân: Tại Sao Bạn Cần Sử Dụng Dây Chống Rơi Khi Làm Việc Trên Cao
-
Lựa Chọn Đúng Loại Găng Tay Bảo Hộ Lao Động: Hướng Dẫn Chi Tiết
-
Tầm Quan Trọng của Kính Bảo Hộ trong Công Nghiệp: Bảo Vệ Mắt và Sức Khỏe
-
Bảo Vệ Sức Khỏe với Khẩu Trang Phòng Độc Trong Môi Trường Công Nghiệp
-
Làm Thế Nào Để Chọn Lựa và Sử Dụng Đúng Nút Bịt Tai Chống Ồn